vi en

Bảo tàng Thế giới cà phê, Buôn Ma Thuật (2019).

Trải nghiệm vùng đất 21 Tháng Bảy, 2020

Cà phê theo tay người Pháp được trồng tại Việt Nam từ những năm 185X tại Tây Nguyên. Trung Nguyên kinh doanh cà phê khoảng 20 năm. Gắn từ thế giới có vẻ hơi gượng ép khi Việt Nam chỉ là một điểm đến sau của văn hóa cà phê.

Cái tên gây nhầm lẫn?

Sau khi sắp xếp công việc ổn thỏa tại Buôn Ma Thuật, nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là “Bảo tàng thế giới cà phê”.
Cái tên có thể gây cho mọi người chút nhầm lẫn. Bảo tàng, tại Việt Nam, cụm danh từ thường dùng để gọi tên một địa danh công cộng, một đơn vị thuộc tổ chức nhà nước và thường không gắn tới một cá nhân.
Cà phê theo tay người Pháp được trồng tại Việt Nam từ những năm 185X tại Tây Nguyên. Trung Nguyên kinh doanh cà phê khoảng 20 năm. Gắn từ thế giới có vẻ hơi gượng ép khi Việt Nam chỉ là một điểm đến sau của văn hóa cà phê. Ngày nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới. Tuy nhiên, chất lượng hảo hạn nhất lại đến từ những hạt Arabica. Và văn hóa thưởng thức cà phê của đa số người dân vẫn chưa tốt, họ chuộng bột bắp + đậu nành cháy + hương liệu hơn.

Lối tham quan.

Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuật, đi thẳng, cuối đường Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta sẽ tới cổng lớn. Nếu quan sát kĩ biển chỉ dẫn, không chỉ có bảo tàng mà còn có cả khu đô thi rộng lớn đang hình thành ngay phía đối diện. Bỏ qua một số thông tin tiêu cực khi Google, tôi vẫn lẹ bước hướng về cụm nhà dài, nằm bên những ngọn đồi nhỏ, nhân tạo uốn lượn.
Đi thẳng sảnh chính, chúng ta dễ dàng nhận ra kiến trúc nhà dài, phần mái uốn lượn, cách điệu hứng chọn tối đa ánh sáng thiên nhiên. Những cuốn sách Trung Nguyên được giăng trên lưới cao, cùng với ánh sáng, tạo cảm giác bồng bềnh, bay bổng của tri thức kết hợp những hình ảnh, cảm xúc mà cà phê đem lại (chém thế). Đi cuối gian phòng là khu vực cà phê với góc nhìn rộng ôm chọn thành phố. Những ngôi nhà nhấp nhô thay bằng cánh đồng cà phê dài vô tận có lẽ sẽ tuyệt hơn. Đúng là, được miếng đất thì mất cảnh quan.
Với những cảm nhận ban đầu, công cộng, thế giới, phổ biến, xúc cảm, lan tỏa…, tôi bị đánh tụt mood ở mức giá vào thăm quan chi tiết, 75k cho khu bảo tàng, 100k cho khu triển lãm. Đúng là nghèo thì chỉ có cà phê hóa chất. Combo 125k làm tôi cảm thấy chua sót hơn là một sự khích lệ, giảm giá vì ngàn dặm tới đây chẳng ai chỉ đi có một.

Giá trị của bảo tàng.

Bảo tàng cà phê kể về câu chuyện của hạt cà phê từ các loại hạt, trồng trọt, hái lượm, vận chuyển, cho tới sản xuất, bảo quản, cất giữ và xuất hiện tại các quán cà phê. Nếu đi chậm, xem và đọc kĩ các chỉ dẫn. Bạn sẽ cảm nhận được thế giới cà phê bằng đủ các giác quan giữa 10,000 hiện vật phong phú.
Có lẽ triển lãm là nơi cô đọng thông điệp của tác giả. Căn hầm kín với đầy đủ các danh nhân thế giới được treo ảnh to trên tường cùng các dòng chú thích với hai tông màu chính đen và trắng. Mọi chú thích đều hướng tới sự quan trọng và lan tỏa của cà phê trong đời sống hàng ngày của các danh nhân. Điểm xuyết dọc nối đi là góc làm việc của những danh nhân vĩ đại nhất, cùng với cà phê. Không gian tiếp theo là thư viện với các giá sách bao quanh, điểm nhấn là một chiếc bàn dài dọc khán phòng, bàn của chủ tịch và bộ sậu (ngoài vợ) đặt trang trọng hướng về đám đông. Chắc các danh nhân kia chu du vượt thời gian và không gian đều tụ họp về đây nhâm nhi cà phê với chủ tịch. Và cuối cùng là cầu thang xoắn ốc đưa ta ra khỏi khu triển lãm với điểm nhấn là chiếc đàn đặt chính giữa và 8 vòng tròn xếp theo hình tròn tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nước, Núi, Đất, các yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ.

Tác giả: Lê Minh Long.

HÌNH ẢNH - VIDEO

0987 56 9922