vi en

Hội An – Quảng Nam (phần 1) (2018)

Trải nghiệm vùng đất 4 Tháng Tám, 2020

Chùa Cầu được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, còn có tên khác là chùa Nhật Bản.

Phố cổ Hội An.

Dù kết thúc bữa tối khá muộn tại Đà Nẵng, tôi và sếp vẫn quyết định bắt grab đi Hội An nghỉ đêm. Quãng đường 30 km hun hút dọc bờ biển, loang lổ ánh trăng càng kích thích sự tò mò của tôi về một thành phố cổ xưa. Những ngôi nhà thấp tầng, cổ kính san sát những con phố nhỏ ngoằn ngoèo. Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo là những tuyến phố chính. Đi vào sâu hơn, tôi phải đi bộ để có thể tiếp cận trung tâm thành phố, uốn mình bên 2 bờ sông Thu Bồn.

Điều khác biệt dễ dàng nhận ra so với phố cổ Hà Nội là những con phố ở đây rất sạch và những ngồi nhà thấp tầng san sát, cổ kính được bảo tồn rất cẩn thận, không bị chen ngang bởi những khách sạn lạ màu cao tầng.

Tôi đặt câu hỏi cho 1 chủ sạp hàng và nhận được câu trả lời rằng, chính quyền thành phố quản lý rất chặt và chỉ cho người địa phương sang nhượng những căn nhà trong phố cổ, tạo nên sự đồng nhất của TP Hội An.

Chùa Cầu Hội An.

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Hội An được xây dựng và phát triển trở thành thương cảng tiêu biểu của châu Á, nơi tập trung rất nhiều thương nhân từ Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, cuộc chiến với chúa Trịnh và quân Tây Sơn đã làm Hội An trở nên hoang tàn và không thể phục hồi như xưa.

Chùa Cầu được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, còn có tên khác là chùa Nhật Bản.

Tác giả: Lê Minh Long.

HÌNH ẢNH - VIDEO

0987 56 9922